In offset là gì? Chúng mang lại những ưu điểm gì trong ngành in ấn các loại bao bì? Quy trình in offset được thực hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu về kỹ thuật in ấn trong ngành bao bì này qua nội dung bài viết này dưới đây nhé.
Bạn biết gì về kỹ thuật in offset?
In offset là kỹ thuật in ấn các thông tin từ khuôn in lên bề mặt vật liệu in, bằng loại mực một màu hoặc nhiều màu, nhờ sự tác động của một áp lực lên thiết bị in. Thiết bị này gọi là máy in.

Ưu điểm của in offset
Công nghệ in offset hiện nay được nhiều công ty sản xuất và các doanh nghiệp lựa chọn bởi vì nó mang lại nhiều ưu điểm cho các sản phẩm in như:
- Thích hợp in đa dạng trên các bề mặt phẳng của các chất liệu như giấy, vải, kim loại,…
- Mang lại hình ảnh có chất lượng đẹp, rõ nét, màu sắc đẹp không bị mờ;
- Giúp chế tạo các bản in dễ dàng;
- Giúp nâng cao tuổi thọ của bản in.
Kỹ thuật in offset hiện nay đã trở thành kỹ thuật in sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực in ấn của các ngành kinh doanh thương mại. Bởi vì đây là những lĩnh vực đòi hỏi cần phải có màu sắc, mẫu mã đẹp để doanh nghiệp vừa quảng cáo được sản phẩm đến người tiêu dùng, vừa giúp quảng bá hình ảnh, logo của doanh nghiệp.
Quy trình công nghệ in offset
Để tạo nên một sản phẩm bao bì với hình ảnh đẹp, chất lượng cần rất nhiều thời gian và công đoạn in ấn phức tạp:
Bước 1: Thiết kế bản in chuẩn file
Đầu tiên, để có bản in offset đạt chất lượng cao, hình ảnh đẹp, không bị lỗi người ta thiết kế một bản in chuẩn file trên máy tính.
Các hình ảnh, nội dung, hình thức, màu sắc trình bày trên bản in cần hài hòa với nhau, đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng.
Bước 2: Output film
Sau khi hoàn thiện thiết kế, đơn vị in offset sẽ chuyển sang bước “output film”.
Đối với bản in có hình ảnh, film sẽ out thành 4 tấm đại diện cho 4 màu: Cyan, Magenta, Yellow, Black,… Đây là những màu cơ bản có thể hòa hợp với nhau để tạo nên nhiều màu sắc khác nhau.
Bước 3: Phơi bản kẽm
Tiếp theo đó, người ta sẽ đem chụp hình từng tấm film lên bản kẽm của máy phơi kẽm. Kết thúc bước này, chúng ta sẽ có 4 bản kẽm tương ứng với 4 màu vừa kể trên (Cyan, Magenta, Yellow, Black,…) và sau đó chuẩn bị bước vào giai đoạn in ấn.

Bước 4: In offset
Với bước này, quá trình vận hành được thực hiện như sau:
Chọn 1 trong 4 màu kẽm trên → Lắp lên quả lô trên máy in → Chọn màu nào thì mực cũng chọn tương ứng với màu đó → Quả lô sẽ chạy qua tờ giấy, sẽ dập phần tử in xuống tờ giấy in → Thực hiện đến khi đạt được số lượng in cần in.
Sau khi thực hiện 1 màu in thứ nhất, 3 màu còn lại sẽ tiến hành vệ sinh máy in hết mực cũ, lắp kẽm vào, lắp mực vào và thực hiện tương tự như màu thứ 1.
Cuối cùng ta có bản in của 4 màu, 4 màu đó sẽ chồng lên nhau cho ra 1 bản in hoàn chỉnh cuối cùng.
Trong quá trình in, nhân viên sẽ in mẫu thử bản in để đảm bảo màu in ổn định, chất lượng cao.
Bước 5: Gia công sau khi in
Sau khi hoàn thành bản in cuối cùng của in offset, sẽ tiến hàng gia công sau in. Công đoạn này được chia thành 2 phần:
- Gia công cán màng: Gồm cán mờ và cán bóng, giúp sản phẩm chống trầy xước, chống thấm nước, chống rách;
- Gia công cắt thành phẩm: Giúp tạo nên hình ảnh của sản phẩm tỉ mỉ và chỉn chu.
Đó là quy trình sản xuất ra những sản phẩm in ấn bằng công nghệ in offset. Hy vọng, với những giải đáp trên sẽ giúp quý khách hàng hiểu được công nghệ in offset cụ thể và chi tiết hơn.
>>> Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về:
Một vài sản phẩm từ công nghệ in offset của Bình Minh Plus
Sản phẩm từ kỹ thuật in offset của Bình Minh Plus
Sản xuất bao bì chất lượng với Bình Minh Plus
Đối với kỹ thuật in offset, Công ty CP Bao bì Bình Minh Plus chuyên sản xuất các loại nắp ly, nắp tô cho các loại mì ăn liền. Các sản phẩm in cho màu đều, đẹp, an toàn vệ sinh thục phẩm, đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.
Cùng với đó, để các sản phẩm bao bì màng mềm phức hợp đạt chất lượng, Bình Minh Plus đã đầu tư thiết bị máy móc hiện đại như Máy in ống đồng chồng màu điện tử, máy kiểm phẩm, máy tráng, máy ghép khô có dung môi và không dung môi, máy làm túi, máy chia cuộn, máy thổi 3 lớp, 5 lớp,… Tất cả các thiết bị này đều được nhập khẩu 100% mới và tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình Đức, Nhật.

Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa và xuất khẩu, Bình Minh Plus tiếp tục đầu tư xây dựng 2 nhà máy bao bì mới tại KCN Tân Phú Trung, huyện Củ Chi và nhà máy tại KCN VSIP II, tỉnh Bình Dương.

Chứng chỉ quốc tế:
- Năm 2011: Nhận chứng nhận ISO 9001:2008
- Năm 2014: Nhận chứng nhận HACCP và GMP, chứng nhận an toàn thực phẩm
- Năm 2017: Nhận chứng nhận ISO 9001-2015
- Năm 2020: Nhận chứng nhận BRC issue 6
Trên đây là thông tin về kỹ thuật in offset bạn có thể tham khảo. Nếu bạn có nhu cầu sản xuất bao bì màng mềm phức hợp, hãy liên hệ ngay với Bình Minh Plus qua hotline (028)66. 756. 588 để được tư vấn chi tiết.